Một vấn đề được y học quan tâm: Khi đã chẩn đoán đúng bệnh, được điều trị đúng và kịp thời, vậy bệnh nhân có hồi phục không? Câu trả lời là còn tùy! Tùy vấn đề tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Tuân thủ điều trị không chỉ giới hạn ở thuốc mà còn phải tuân thủ tất cả các chỉ định khác của thầy thuốc, bao gồm chế độ sinh hoạt, tập luyện… Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa có nhận thức đúng về hiệu quả của việc tuân thủ phác đồ điều trị, hậu quả, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 125.000 ca tử vong do không dùng thuốc đúng, 69% các trường hợp nhập viện do tuân thủ điều trị kém.
1. Thực trạng bệnh nhân hiện nay
Tuân thủ điều trị là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn đã được kê (thời gian sử dụng thuốc, liều dùng); chế độ sinh hoạt, tập luyện,… Đối với nhiều căn bệnh rất khó, điều trị phụ thuộc vào thay đổi cơ bản về hành vi, bao gồm cả thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục, bỏ hút thuốc lá, giảm uống và tuân thủ phác đồ thuốc. Tuân thủ điều trị là một vấn đề trong thực tế hàng đầu, có đến 50% bệnh nhân không đạt được tuân thủ đầy đủ và một phần ba không bao giờ dùng thuốc của họ. Nhiều bệnh nhân có vấn đề về y tế, ngay cả những người có quyền được chăm sóc, không tìm kiếm sự chăm sóc thích hợp hoặc có thể từ chối chăm sóc sớm. Tỷ lệ tuân thủ cho ngắn hạn, liệu pháp tự quản lý cao hơn so với phương pháp điều trị lâu dài và có tương quan tỷ lệ nghịch với số lượng các biện pháp can thiệp, phức tạp và chi phí của họ và nhận thức.
Lý do không tuân thủ bao gồm đơn giản quên, là xa nhà, bận rộn và những thay đổi trong thói quen hàng ngày. Các lý do khác bao gồm các rối loạn tâm thần (trầm cảm hoặc lạm dụng chất), sự không chắc chắn về hiệu quả điều trị, thiếu kiến thức về hậu quả của sự tuân thủ kém, phức tạp của chế độ và tác dụng phụ điều trị.
2. Vai trò và trách nhiệm của Bác sỹ
Để giúp cải thiện sự tuân thủ phác đồ dài hạn, các bác sĩ có thể làm việc với bệnh nhân để đạt được thỏa thuận về các mục tiêu điều trị, cung cấp thông tin về phác đồ điều trị, đảm bảo sự hiểu biết bằng cách sử dụng phương pháp trình bầy lại, tư vấn về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị và làm thế nào tổ chức dùng thuốc, tăng cường tự theo dõi chăm sóc thuận tiện hơn, quy định một chế độ liều lượng đơn giản cho tất cả các loại thuốc (tốt nhất là một hay hai liều hàng ngày), đề nghị các cách để giúp đỡ trong việc ghi nhớ liều (thời gian trong ngày, giờ ăn, báo động) và để giữ cho các buổi tái khám, cung cấp cách để đơn giản hóa định lượng thuốc. Đơn vị liều đơn được cung cấp giấy gói ghi sẵn có thể làm tăng sự tuân thủ, nhưng cần tránh cho bệnh nhân gặp khó khăn mở chúng. Hộp thuốc với khoang dùng hàng tuần là hữu ích. Nhắc nhở cũng là một phương tiện hiệu quả của sự tuân thủ đáng khích lệ. Các bác sĩ cũng có thể tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ gia đình và bạn bè theo dõi một sự tuân thủ, cung cấp một môi trường thuận tiện hơn.
3. Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh nói gì?
Qua buổi trao đổi với BSCKI Nguyễn Quang Minh – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.
Pv: “Gần đây, BLĐ Bệnh viện ngày càng chú trọng việc nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt là trong việc động viên người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Theo bác sĩ, việc người bệnh tuân thủ tốt phác đồ điều trị của các bác sĩ sẽ đem lại kết quả như thế nào?”
Bs Nguyễn Quang Minh khẳng định: “Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng. Khi bệnh nhân nghiêm túc tuân thủ thì bệnh sẽ nhanh chóng bình phục, các cơ quan bộ máy tổn thương nhanh trở lại hoạt động, giúp cho người bệnh mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.”
Pv: “ Theo bác sĩ, hiện nay nhân viên y tế đang gặp những khó khăn gì trong việc thuyết phục người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị?”
Bs Nguyễn Quang Minh nói: “Có nhiều khó khăn lắm, nhiều người bệnh hay quên hướng dẫn của thầy thuốc sau khi ra viện. Một số người bệnh chủ quan, không làm theo những gì đã được căn dặn; hoặc cũng có thể do tính chất công việc của họ. Ví dụ như giáo viên, họ bị đau họng, bác sĩ dặn hạn chế nói, nhưng do công việc nên họ không nói không được. Và bên cạnh đó cũng có một sốngười do thiếu nhận thức chưa hiểu được tầm quan trọng của vấn đề,…”
Thực tế cho thấy, bên cạnh những người tuân thủ đúng theo chỉ định, hiện đang có rất nhiều người bệnh chủ quan không thực hiện, làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó sẽ để lại hậu quả không mong muốn: bệnh sẽ nặng hơn, xảy ra tình trạng kháng thuốc, bệnh tái lại nhiều lần, nếu nghiêm trọng sẽ để lại biến chứng nguy hiểm,…
Việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để làm tốt điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ hai bên. Bác sĩ đưa ra những phác đồ chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, kê toa phù hợp; dược sĩ cần cấp thuốc đúng, đủ và tư vấn cho bệnh nhân về tác dụng của thuốc cũng như liều dùng. Cuối cùng, bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.