LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM THOÁI HÓA KHỚP PRP LÀ GÌ?

Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh lý về cơ xương khớp trên toàn thế giới. Các phương pháp điều trị truyền thống thoái hóa khớp truyền thống đều chỉ dừng lại ở mức duy trì và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vì vậy, phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng PRP ra đời được xem là bước đột phá mới trong nền y học nước nhà, giúp chấm dứt các cơn đau cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với bệnh nhân.

Được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ 20, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân ( PRP) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học và thẩm mỹ. Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi thu được, cô đặc và hoạt hoá sẽ giải phóng ra các yếu tố chống viêm và tăng trưởng. Sau khi được đưa vào vùng tổn thương các yếu tố chống viêm sẽ tác động lên tổn thương làm cho quá trình viêm được đình chỉ và thoái lui. Nhờ đó quá trình đau được cải thiện và chấm dứt. Các yếu tố tăng trưởng sẽ kích thích các tế bào gốc ở trạng thái ngủ đông chuyển sang trạng thái hoạt động và biệt hoá thành tế bào trưởng thành để sửa chữa và phục hồi các tổn thương. Đây là liệu pháp tái tạo sinh học từ vật liệu tự thân và còn được gọi là liệu pháp tế bào gốc từ máu ngoại vi.

Bác sỹ đang tiến hành đưa kim vào lỗ ghép

Tiêm lỗ ghép điều trị thoát vị đĩa đệm bằng PRP

Đối tượng nào nên và không nên lựa chọn liệu pháp PRP cho các bệnh xương khớp nào?

Nhóm bệnh thường có chỉ định điều trị bằng tiêm PRP:

  • Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay).
  • Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối.
  • Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác.
  • Chấn thương sụn chêm và dây chằng.
  • Thoái hóa khớp
  • Thoát vị đĩa đệm.

Những những trường hợp sau đây không nên tiêm PRP trong điều trị bệnh xương khớp.

  • Người có nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.
  • Người có tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.
  • Thai nghén.
  • Bệnh nhân thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).
  • Bệnh nhân tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

Đặc biệt thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

Ưu điểm của điều trị PRP trong bệnh xương khớp

  • Loại bỏ được tác dụng phụ như nhiễm trùng và phản ứng dị ứng, đặc biệt không gây nguy cơ truyền nhiễm.
  • Do việc gây tê ở khu vực nhỏ nên giảm sẹo, hoặc sẹo rất rất nhỏ, đồng thời liệu pháp PRP còn giúp việc đóng vết thương nhanh hơn.
  • Các yếu tố tăng trưởng trong các tiểu cầu thúc đẩy tăng trưởng của tế bào da mới liên tục.
  • Hiệu quả sinh học của huyết tương giàu tiểu cầu trên quá trình tái tạo mô rất đáng kể. Các tài liệu đã công bố cho thấy rằng lợi ích thực sự của huyết tương giàu tiểu cầu là giảm đau tuyệt vời ở vùng điều trị.

Các vùng cơ thể điều trị bằng PRP

Bệnh viên đa khoa Hưng Thịnh Lào Cai hiện tại đã triển khai kỹ thuật này trong điều trị các bệnh viêm thoái hoá các khớp (gối, háng, khuỷu, cột sống…) thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng…các bệnh lý tổn thương gân cơ do chấn thương và bệnh lý. Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 02143.668.969 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám trực tiếp.

-Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Trần Quý Lực (Khoa Ngoại-GMHS– Bệnh viện đa khoa Hưng Thịnh)-