Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi (xoang), tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu. Vậy chụp CT não có ảnh hưởng gì không và khi nào cần chụp CT não?
1. Chụp CT scan sọ não được thực hiện khi nào?
Chụp CT scan sọ não được chỉ định thực hiện để giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý sau:
- Bị dị tật bẩm sinh ở vùng đầu hoặc não;
- Bị nhiễm trùng não, viêm màng não, viêm não, áp xe não, lao não hoặc lao màng não;
- Có khối u não;
- Bị não úng thủy (có dịch lỏng tích tụ trong não);
- Bị dính liền sớm khớp sọ;
- Bị tổn thương vùng đầu hoặc mặt: Chấn thương sọ não và đa chấn thương;
- Chụp CT scan não với các trường hợp bị đột quỵ hoặc chảy máu não;
- Tai biến mạch máu não: Có thể là tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não với các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt mặt, liệt nửa người, thất ngôn…;
- Khi có các dấu hiệu thần kinh như: Co giật, động kinh, đau nửa đầu, chóng mặt;
- Mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ với triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, nhìn mờ.
Chụp CT scan sọ não được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng sau:
- Đau đầu, ngất xỉu, đặc biệt khi có những dấu hiệu và triệu chứng nhất định;
- Các vấn đề về thị lực, mất thính lực, giảm trương lực cơ, cảm giác tê và ngứa ran, khó khăn trong giao tiếp, các vấn đề về nuốt thức ăn;
- Thay đổi trong cách suy nghĩ và hành vi.
2. Ưu, nhược điểm của chụp cắt lớp não
3.1 Ưu điểm của chụp cắt lớp não
- Hình ảnh chụp được rõ nét;
- Độ phân giải hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với chụp X quang;
- Thời gian chụp nhanh, nhất là khi cần khảo sát và đánh giá bệnh nhân phải cấp cứu;
- Độ phân giải không gian cao;
- Là phương pháp tối ưu với những bệnh chống chỉ định chụp cộng hưởng từ.
3.2 Nhược điểm của chụp cắt lớp não
- Hạn chế về khả năng xuyên mạnh của tia X nên chụp CT scan khó phát hiện các tổn thương phần mềm hơn chụp MRI;
- Những tổn thương có cùng độ đậm thì khó phát hiện và khó phân biệt;
- Độ phân giải hình ảnh của chụp CT thấp hơn chụp MRI, nhất là với các cấu trúc mô mềm, do đó chụp CT khó phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ.
3. Chụp CT não có ảnh hưởng gì không?
Đối với bệnh nhân là trẻ em, khi chụp CT cần được hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nếu trẻ còn quá nhỏ hoặc sợ hãi, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc an thần để giúp trẻ thư giãn. Bên cạnh đó, gia đình và người thân của trẻ cũng có thể trao đổi với bác sĩ về những yêu cầu của chụp CT scan và nguy cơ bức xạ ảnh hưởng đến trẻ.
Chụp cắt lớp não là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý có khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu não, thiếu máu não, phù não,… trong chuyên khoa thần kinh sọ não, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý, phòng ngừa bệnh tật. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh. Để đặt lịch khám tại viện, quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại Chăm sóc khách hàng 02143.668.969 để được tư vấn dịch vụ.