NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến đối ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về căn bệnh này. Sỏi tiết niệu là gì? Phát hiện và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu hay sỏi niệu là những viên sỏi hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Người bệnh mắc sỏi tiết niệu khi xuất hiện sỏi tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Sỏi ở hệ tiết niệu có thể xảy ra trong suốt đời người bệnh, vì vậy người bệnh phải được quản lý, theo dõi và có chế độ sinh hoạt hợp lý để hạn chế sự tái phát sỏi.

2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân.

Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.

3. Những ai dễ bị sỏi tiết niệu?

Do thói quen sinh hoạt và làm việc nên một số dễ đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận:

  • Người có sinh nhật bất thường ở đường niệu.
  • Gia đình tiền sử dụng cầu tiết niệu.
  • Bản thân từng trải qua có thể thi công đường tiết kiệm.
  • Anti-indexed nhiều lần.
  • Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Người bất động lâu ngày.
  • Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa, tăng can xi, …).
  • Sử dụng một số loại thuốc.
  • Người lao động trong bức tranh nóng môi trường.
  • Người có tiểu thường xuyên.

4. Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu?

Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng thường xuất hiện:

  • Đau: là biểu hiện thường gặp nhất, người bệnh hay đau ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
  • Tiểu tiện bất thường: bệnh nhân có thể tiểu buốt, tiểu ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), tiểu khó, bí tiểu hoàn toàn, nước tiểu đục, có máu (nước tiểu màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được nhờ xét nghiệm).
  • Sốt: Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.

5. Tác hại của sỏi tiết niệu?

Tùy từng vị trí và kích thước của sỏi mà có các biến chứng khác nhau:

  • Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, thận mủ, nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
  • Suy thận cấp sau thận, suy thận mạn tính với chủ mô thận bị phá hủy hoàn toàn, mất hết chức năng.
Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.

6. Sỏi tiết niệu có điều trị được không?

Sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được, hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Nếu sỏi đã lớn, gây nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém, ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa, mổ mở hoặc mổ nội soi. Điều trị nội khoa có thể được cân nhắc với những trường hợp sỏi kích thước nhỏ <5mm, chưa gây biến chứng.

Với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp phương pháp mổ mở với nhiều rủi ro ngày càng ít được áp dụng. Thay vào đó là các kỹ thuật mới, an toàn hơn, ít xâm lấn hơn như: nội soi tán sỏi thận qua da chuẩn thức (Standard PCNL), nội soi tán sỏi thận qua da tối thiểu (Mini PCNL), nội soi niệu quản (Ureteroscopy), tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).

7. Cách phòng tránh sỏi tiết niệu?

Để phòng tránh sỏi tiết niệu, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập luyện hợp lý:

  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ vệ sinh tốt, tránh nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Tránh thói quen nhịn tiểu
  • Chăm vận động, tập luyện thể dục thể thao.

Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời luôn là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Chính vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, giúp sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp quý khách hàng sớm phát hiện những bất thường của hệ tiết niệu để có kế hoạch điều trị kịp thời nhằm đạt kết quả tối ưu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đang áp dụng phương pháp Tán sỏi ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi tiết niệu. Đây là phương pháp kỹ thuật cao trong việc loại bỏ triệt để sỏi tiết niệu. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số tổng đài 02143.668.969 hoặc đăng ký qua Fanpage Bệnh viện: m.me/dakhoahungthinh.vn

Thấu hiểu nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đã triển khai gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu giúp quý khách hàng sớm phát hiện những bất thường của hệ tiết niệu để có kế hoạch điều trị kịp thời nhằm đạt kết quả tối ưu.